Quân chủng Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc

Lục quân

Xe tăng nội địa K2 Báo ĐenPháo tự hành nội địa K9 Thunder

Lục quân Hàn Quốc (ROKA) là lực lượng có quy mô lớn nhất so với các chi nhánh khác với khoảng 464.000 nhân viên quân sự chuyên nghiệp và bán quân sự tính đến năm 2019, 2/3 trong số đó đóng quân ở tiền tuyến gần DMZ.

Lục quân Hàn Quốc trước đây được tổ chức thành 3 tập đoàn quân sự bao gồm: Tập đoàn quân số 1 (FROKA), Tập đoàn quân số 3 (TROKA) và Bộ tư lệnh tác chiến số 2, mỗi tập đoàn đều có hệ thống sở chỉ huy, quân đoàn cùng các sư đoàn riêng. Tập đoàn quân số 3 chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô Seoul và khu vực phía tây đất nước. Tập đoàn quân số 1 chịu trách nhiệm phòng thủ phần phía đông trong khi Bộ chỉ huy tác chiến số 2 phụ trách bảo vệ ngay phía sau.

Theo kế hoạch tái cơ cấu nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa, Tập đoàn quân số 1 và 3 sẽ được hợp nhất thành Bộ chỉ huy tác chiến số 1, trong khi quân đoàn số 2 được chuyển đổi thành Bộ chỉ huy tác chiến số 2. Cơ cấu quân đội mới sẽ bao gồm Bộ Tư lệnh Lục quân, Bộ Tư lệnh Hàng không và Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt - với 9 quân đoàn, 36 sư đoàn, khoảng 464.000 quân nhân, 5.850 xe tăng và xe bọc thép, 11.337 hệ thống pháo, 7.032 hệ thống phòng thủ tên lửa, 13.000 đặc nhiệm cùng các hệ thống tác chiến hỗ trợ[17]. Ngoài ra, 47 sư đoàn hiện nay được dự báo sẽ giảm xuống còn 28 trong tương lai gần.

Hải quân

Tàu ngầm diesel-điện lớp Son Won-il

Hải quân Hàn Quốc (ROKN) có khoảng 70.000 nhân viên chính quy trong đó 29.000 là lính thủy đánh bộ, khoảng 150 tàu chiến và 70 máy bay các loại, do Bộ chỉ huy Hải quân phụ trách, Hạm đội quốc gia là cơ quan chỉ huy cao nhất và Cục trưởng Tác chiến Hải quân là sĩ quan cao cấp nhất.

Từ những năm 1990, Hải quân Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng các hạm đội vượt biển để bảo vệ các tuyến đường liên lạc trên biển của nước này. Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Kim Young-sam, ông ban hành kế hoạch đóng tàu dài hạn cho lực lượng hải quân viễn dương. Tới đầu thế kỷ 21, Hải quân Hàn Quốc đã hạ thủy nhiều tàu khu trục cùng tàu chiến lớn cũng như được trang bị tốt hơn. Năm 2002; hạ thủy ROKS Chungmugong Yi Sun-shin - tàu khu trục 4.500 tấn, năm 2005; hạ thủy tàu đổ bộ ROKS Dokdo 14.000 tấn, năm 2006; hạ thủy ROKS Sohn Won-yil - tàu ngầm diesel-điện lớp 214 nặng 1.800 tấn với hệ thống đẩy AIP, năm 2007; hạ thủy các tàu khu trục lớp Sejong Đại đế được trang bị hệ thống tác chiến Aegis,...

Để hỗ trợ các hoạt động trên biển, Hải quân Hàn Quốc đã đưa vào vận hành ROKS Soyang - tàu hỗ trợ tấn công nhanh 10.000 tấn và hạ thủy Dosan Ahn Chang-ho - tàu ngầm diesel-điện nặng 3.000 tấn đầu tiên được sản xuất nội địa vào năm 2018[18]. Hải quân Hàn Quốc hiện nay đang tiếp tục nâng cấp các chương trình đóng tàu lớn như Chương trình tàu ngầm Hàn Quốc (KSS), Chương trình khu trục hạm Hàn Quốc (KDX), Chương trình tàu khu trục (FFX) và Chương trình tàu vận tải đổ bộ (LPX).

Thủy quân lục chiến

ROKMC trong một buổi huấn luyện.

Thủy quân lục chiến Hàn Quốc (ROKMC) là một nhánh của Hải quân, được thành lập từ năm 1949 và chịu trách nhiệm về các hoạt động phản ứng nhanh, tác chiến đặc biệt hoặc tấn công đổ bộ, tư lệnh của lực lượng này là một tướng ba sao. Thủy quân lục chiến Hàn Quốc có khoảng 29.000-30.000 nhân viên, được tổ chức thành 2 sư đoàn, 1-2 lữ đoàn, 2 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát, được trang bị khoảng 300 phương tiện đổ bộ tấn công, xe tăng và pháo tự hành.[19] Biệt danh của lực lượng này hiện nay là "Những con Sói biển".[20]

Thủy quân lục chiến là một trong những lực lượng chiến đấu tinh nhuệ nhất của quân đội Hàn Quốc, với chương trình huấn luyện khắc nghiệt. Đây cũng là lực lượng có chế độ luyện tập hà khắc nhất kèm theo đó là kỹ năng chiến đấu được rèn rũa thông qua các cuộc tập trận chung hàng năm cùng với Thủy quân lục chiến Mỹ và các cường quốc quân sự khác trên thế giới.[20]

Tháng 3 năm 2016, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo về việc thành lập một trung đoàn Thủy quân lục chiến mới mang tên gọi "Spartan 3000" - bao gồm khoảng 3.000 lính thủy đánh bộ được tuyển chọn đặc biệt với nhiệm vụ sẵn sàng triển khai chiến đấu ở bất kỳ khu vực nào trên bán đảo Triều Tiên trong vòng 24 giờ trong trường hợp nước này bị Bắc Triều Tiên tấn công; đồng thời chịu trách nhiệm xử lý những mục tiêu ưu tiên cao ở Bắc Triều Tiên, bao gồm cả các cơ sở hạt nhân.[21]

Không quân

Tiêm kích siêu thanh nội địa KAI FA-50

Không quân Hàn Quốc (ROKAF) là một lực lượng hiện đại với các máy bay chiến đấu được Không quân Hoa Kỳ hỗ trợ thiết kế cũng như chuyển giao công nghệ.

Không quân Hàn Quốc bắt đầu chương trình phát triển các máy bay huấn luyện phản lực nội địa đầu tiên bắt đầu từ năm 1997. Dự án này đem lại kết quả là KAI T-50 (sau này có thêm phiên bản nâng cấp FA-50) - máy bay tiêm kích siêu thanh được sử dụng để huấn luyện và hiện đã được xuất khẩu sang Indonesia.[22]

Không quân Hàn Quốc là lực lượng không quân đầu tiên ở châu Á sở hữu và vận hành máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ.[23][24]

Chính phủ Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch phát triển năng lực sản xuất máy bay trực thăng nội địa để thay thế cho các dòng UH-1 cũ từ thời chiến tranh Việt Nam. Chương trình này bao gồm các kế hoạch phát triển cả máy bay trực thăng dân sự lẫn quân sự dựa trên kinh nghiệm từ việc sản xuất thành công máy bay trực thăng tấn công nội địa KMH trước đó.

Tháng 4 năm 2021, tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên trong dự án mang tên gọi "KAI KF-X" - chương trình phát triển máy bay tiêm kích siêu thanh thế hệ mới sau thành công của KAI FA-50 trị giá 8 tỷ USD, hợp tác cùng với chính phủ và quân đội Indonesia, đây là chương trình phát triển tiêm kích lớn và đắt đỏ nhất trong lịch sử nước này, đặt tham vọng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường vũ khí với chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc http://www.koreanconfidential.com/northkoreavssout... http://www.philstar.com/headlines/2013/12/18/12693... http://www.koreatimes.co.kr/www/nation/2019/01/205... http://english.yonhapnews.co.kr/national/2017/12/2... http://www.yonhapnews.co.kr/bulletin/2018/09/13/02... http://www.mnd.go.kr/cms.jsp?p_id=01900000000000 http://www.mnd.mil.kr/ http://www.rokmc.mil.kr/contents/view.do?sMenuKey=... http://www.globalbearings.net/2011/11/north-vs-sou... http://www.csis.org/media/csis/pubs/060626_asia_ba...